ĐAU TIM ĐỘT QUỴ

ĐAU TIM ĐỘT QUỴ

CÓ THỂ XẨY ĐẾN VỚI BẤT CỨ AI

Tại sao cần giữ Aspirin cạnh giường ngủ của bạn?
Nói về cơn Đau Tim Đột Quỵ (Heart Attacks ).
Có những triệu chứng bất thường trong cơn đau tim là đau cánh tay trái.
Có cảm giác đáng chú ý của một cơn đau dữ dội ở dưới cằm, cũng như buồn nôn và đổ mồ hôi rất nhiều, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể xảy ra không mấy thường xuyên.
Lưu ý: Có thể KHÔNG có đau ngực trong một cơn đau tim. Đa số (khoảng 60%) người đã có cơn đau tim xẩy ra trong khi họ đang ngủ, họ đã không thức dậy.
Tuy nhiên, nếu có xảy ra, các cơn đau ngực có thể đánh thức bạn từ giấc ngủ sâu của bạn.
Nếu điều đó xảy ra, ngay lập tức lấy hai viên aspirins bỏ vào miệng của bạn ngâm và nuốt chúng với một chút nước.
Sau đó:
- Hãy gọi cấp cứu 911 nói "heart attack", Cấp Báo cho người trong gia đình gần bên hay Điện thoại một người hàng xóm thân cận.
- Nói "tôi bị đau tim - xin cấp cứu!"
- Nói rằng bạn đã uống 2 viên aspirins ..
- Tìm một chỗ ngồi trên ghế sofa, hãy mở cửa trước, và chờ cấp cứu đến...

-ĐỪNG CÓ NẰM XUỐNG - HÃY NGỒI LÊN.

Một Bác Sĩ tim mạch đã nói rằng, nếu mỗi người, sau khi nhận được e-mail này, gửi nó đến 10 người, có thể cứu sống được nhiều mạng người.
Tôi đã chia sẻ những thông tin này -- Điều này bạn nghĩ sao?
Làm chuyển tiếp thư này, bạn có thể cứu một mạng sống!

IMPORTANT READ......
Something that we can do to help ourselves. Nice to know.
Bayer is making crystal aspirin to dissolve under the tongue.
They work much faster than the tablets.

Why keep aspirin by your bedside?
About Heart Attacks

There are other symptoms of an heart attack besides the pain on the left arm.
One must also be aware of an intense pain on the chin, as well as nausea and lots of sweating, however these symptoms may also occur less frequently.
Note: There may be NO pain in the chest during a heart attack. The majority of people (about 60%) who had a heart attack during their sleep, did not wake up. However, if it occurs, the chest pain may wake you up from your deep sleep.
If that happens, immediately dissolve two aspirins in your mouth and swallow them with a bit of water..
Afterwards:
- phone a neighbor or a family member who lives very close by
- say "heart attack!"
- say that you have taken 2 aspirins..
- take a seat on a chair or sofa near the front door, and wait for their arrival and...
~ do NOT lie down ~

A Cardiologist has stated that, if each person, after receiving this e-mail, sends it to 10 people, probably one life can be saved!

I have already shared the information- - What about you?

Do forward this message; it may save lives!

Ethnic minority seniors face health hurdles

Ethnic minority seniors face health hurdles

November 14, 2006

Source: Simon Fraser University
http://www.sfu.ca/mediapr/news_releases/archives/news11140601.htm

Contact:

Sharon Koehn, 604.806.9639; skoehn@providencehealth.bc.caMarianne Meadahl/Julie Ovenell-Carter, PAMR, 604.291.3210

November 14, 2006

Ethnic minority seniors face a number of barriers when it comes to accessing health care, according to a Simon Fraser University study.

Study researcher Sharon Koehn found that the health care sector needs to reconsider the commonly held belief that ethnic seniors do not seek formal health care services because these are provided by their families.

Immigrant families torn between changing values and the economic realities that accompany immigration cannot always provide optimal care for their elders, she notes.

Koehn held focus groups with seniors and family members from Indo-Canadian, Vietnamese, and Hispanic communities, as well as health care and multicultural service providers for her study, Barriers to Access to Care for Ethnic Minority Seniors.

Seniors cite conflicting family values, language barriers, immigration status, and failing to understand the roles of health authorities and service providers as issues getting in the way of access to care.

Most of the seniors interviewed said they knew little about the health care services available to them. A limited awareness of the ethnic seniors’ needs by health care providers compounds the problem, notes Koehn.

Koehn says seniors need targeted outreach, prevention and treatment services in their own languages, or at the very least, translated materials to better link them with multicultural programs.

Koehn spent three years at SFU’s gerontology research centre on a Canadian Health Services Research Foundation postdoctoral fellowship and is currently a research associate for Vancouver’s Centre for Healthy Aging at Providence, where her research continues to focus on ethnic minority seniors.

Canadian University Press Releases/Newswire

Chăn dắt người già

Chăn dắt người già

TT - Không chỉ trẻ thơ bị chăn dắt, ở TP.HCM nhiều cụ ông, cụ bà ốm yếu, bệnh tật cũng bị những nhóm người bất lương chăn dắt đi ăn xin, bán vé số... Những kẻ chăn dắt này lợi dụng tuổi “xế chiều” già yếu của các cụ cùng sự thương hại của người đi đường mà trục lợi.


Một cụ già thuộc đường dây ông C. (Thanh Hóa) nhận tiền bố thí của người qua đường trên cầu Ông Lớn (đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7). Khi chúng tôi hỏi chuyện, cụ hoảng sợ dùng nón che mặt

Sau khi bán vé số ở quán nhậu trên đường Điện Biên Phủ đoạn quận 3, một bà cụ run rẩy đưa tiền cho người đàn ông đẩy xe để đi bán tiếp. Người đàn ông này thuộc đường dây ông C. (Phú Yên) trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)

Xe đẩy một cụ bà bán vé số qua nơi những kẻ chăn dắt tranh thủ ăn nhậu (bìa phải), chờ các cụ bán xong thu tiền

Hai người đàn ông ngồi vắt vẻo phía ngoài một quán nhậu ở quận 3 chờ các cụ bán xong để thu tiền

Hơn 25 cụ già độ tuổi 63-82 (hầu hết quê ở Tuy An, Phú Yên) tại một tụ điểm trong con hẻm đường Phạm Văn Hai (P.5, Q.Tân Bình). Mỗi ngày các cụ ngồi xe lăn rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm bán vé số từ 17g đến 1g-2g sáng mới trở về nhà. Đây là đường dây do ông chủ tên H. (Phú Yên) chăn đắt. Trong ảnh: các cụ ngồi chờ chủ phát vé số để đi bán

...Và bữa cơm cực kỳ đạm bạc của những người già bán vé số

Hình ảnh hàng chục ông cụ, bà cụ 70-80 tuổi lụ khụ ngồi lọt thỏm trong những chiếc xe lăn, trên tay là những xấp vé số, đằng sau họ là những người khỏe mạnh đẩy xe hoặc hình ảnh các cụ ngồi co ro, run rẩy bên lề đường ăn xin xuất hiện ở nhiều tuyến đường, cây cầu trên địa bàn TP.HCM... Mấy ngày qua, Sài Gòn trở lạnh, các cụ vẫn phải lê lết thân già dưới sương đêm, trong những đợt gió rét lạnh trên đường...

PV Tuổi Trẻ đã lần theo ba đường dây chăn dắt người già tại Sài Gòn. Đường dây chăn dắt người già đi ăn xin do tên C. (quê ở Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa) cầm đầu. Cứ khoảng 20g, C. lại chở các cụ ông, cụ bà trên 70 tuổi tới các cây cầu Ông Lớn, Ông Bé... trên đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7) để “hành nghề” ăn xin.

Suốt quá trình các cụ ngồi co ro xin tiền trên cầu, C. luôn di chuyển một cách bí mật để giám sát. Cứ khoảng vài giờ, C. lại chở các cụ thay đổi địa điểm từ cây cầu này qua cây cầu khác... Đến khoảng 0g, C. đảo xe một vòng đón các cụ về phòng trọ tại khu trọ gần sân bóng đá Kim Sơn (ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh).

Tương tự, đường dây chăn dắt người già yếu đi bán vé số do một người đàn ông cũng tên C., quê ở Phú Yên tổ chức. C. thường về Phú Yên gom các cụ già yếu tại địa phương có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn vào TP.HCM dẫn đi bán vé số. C. thuê một dãy phòng trọ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) làm nơi trú ngụ và điều phối hoạt động của các cụ già.

Một cụ ông trong nhóm cho biết: “Tụi tui già yếu rồi không làm được gì ở quê nữa, anh C. dẫn vào đây bán vé số. Cứ bán xong phải giao tiền ngay và vé số thừa cho chủ. Mỗi tháng chủ trả khoảng 1 triệu đồng”.

ĐỨC THANH - ĐÌNH DÂN

=====================================================================

Ý kiến bạn đọc



* Thật đau lòng trước những hình ảnh và những gì các cụ ông, cụ bà phải chịu đựng. Phải chăng các cấp chính quyền nên có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này, hi vọng rằng qua bài báo này quyền lợi của các cụ già sẽ được quan tâm hơn.

ĐINH CÔNG LỢI

* Đọc bài này tôi thấy rất phẫn nộ với những kẻ ăn bám và bóc lột này. Tuy nhiên tôi thấy các cấp chính quyền không làm tròn trách nhiệm của mình. Tỉnh nào cũng có Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, Trung tâm nuôi trẻ mồ côi... nhưng lại ít thấy tỉnh nào làm tốt vấn đề này. Xã hội còn nhiều vấn đề phải đối mặt về sự suy đồi đạo đức như: Con cái ngược đãi cha mẹ, cha mẹ bỏ rơi con cái... chính điều này cũng góp phần không nhỏ cho những kẻ vô lương tâm kia có điều kiện để lợi dụng.

NGO TRUNG QUANG

* Đọc bài báo nay tôi cảm thấy xót xa quá. Trong khi nhiều người già được vui vẻ bên con cháu ở tuổi xế chiều thì họ phải sống cảnh lang thang qua từng con phố. Tôi không biết tại sao bọn người chăn dắt đó lại nỡ sống trên đồng tiền mồ hôi của những người già neo đơn như thế. Tôi nghĩ chính phủ phải có chính sách hỗ trợ cho những người già neo đơn và phải có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc đối với những kẻ chăn dắt đó.

Một bạn đọc

* Đọc và nhìn những hình ảnh đó, tôi thật là đau lòng. Ở cái tuổi mà đáng ra phải được vui vẻ cùng con cháu, được con cháu phụng dưỡng, chăm sóc thì các cụ phải đi bán vé số, đi xin ăn trong cái nóng của Sài Gòn hay cái se lạnh về đêm ở Sài Gòn.

Chính quyền có thấy và biết những chuyện này không? Tại sao ngay tại thành phố Sài Gòn lại xảy ra tình trạng này, du khách nước ngoài sẽ đánh giá về thành phố "Hòn Ngọc Viễn Đông" như thế nào?

Thiết nghĩ nhà nước cần phải lập một trung tam an dưỡng dành cho người già neo đơn, bất hạnh

TÔ NHẬT HOÀI PHƯƠNG

* Hình ảnh mà các cụ ngồi xe đẩy bán vé số thì chắc chúng ta ai cũng đả từng thấy qua, nhưng tôi không tin vào mắt mình khi nhìn thấy bữa cơm mà bọn chăn dắt cho các cụ ăn. Rất cảm ơn Tuổi Trẻ đã cho chúng tôi biết những hinh ảnh này. Mong các cơ quan chức năng có hành động cụ thể chứ không nói bằng lời được. Tôi nghĩ cơ quan chức năng nên có một đường dây nóng để dễ dàng cho người dân báo khi chứng kiến những việc chăn dắt trên.

DO LONG NIEN

* Thật buồn và thương cho các em, các cụ. Và nhục cho những kẻ mất đi giá trị̣ làm người, có thể kiếm sống bằng sức lao động của các em, các cụ. Tôi tin những người này sẽ phải trả giá đắt cho những gì họ làm. Mong các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn vấn đề này.

D.T.N

* Sao lại có thể đối xử tàn ác với những người đáng tuổi cha mẹ mình như thế. Tôi thật sự bức xúc và thương các cụ nhiều quá. Mong các cơ quan chức năng bắt gọn bọn chăn dắt này, và đưa các cụ vào trại dường lão để an hưởng tuổi già.

THU HỒNG

* Sao những kẻ chăn dắt kia không nghĩ có một ngày họ hay người thân họ bị chăn dắt như thế? Tôi nghĩ các nhà báo nên chủ động gửi những tư liệu của mình cho cơ quan công an để họ có thể tóm cổ những kẻ vô lương kia. Nếu không làm được như vậy thì các bài báo này hoàn toàn không giúp ích gì cho những cụ bà, cụ ông đang bị chăn dắt ấy.

H.N.K.

* Những cụ già này đáng lẽ phải được an hưởng tuổi già, vui cùng con cháu. Thế mà còn bị những kẻ bất lương bóc lột sức lao động. Thật đúng là những người tán tận lương tâm. Tôi hết sức bất bình và căm phẫn khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy. Mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp chấm dứt tình trạng trên.

NGUYỄN QUỐC ĐIỀN

* Đọc bài báo này tôi thật sự bức xúc quá. Các cơ quan chức năng đã có biện pháp gì để hạn chế tình trạng này?

Cách đây không lâu tôi có đọc trên báo là tại Đà Nẵng đã dẹp được hiện tượng này, vậy tại sao TP.HCM chưa làm được điều đó? Cần phải có sự quyết liệt hơn nữa để tình trạng này không còn nữa, nhìn những mảnh đời các cụ già phải làm công việc giữa đêm khuya, bữa cơm đạm bạc như vậy thử hỏi làm sao có thể cầm lòng được!

PHAN THANH LIÊM

* Đúng là những ông chủ này quá ác, lợi dụng sức già yếu của những ông bà cụ đáng tuổi cha mẹ mình. Đề nghị báo Tuổi Trẻ có biện pháp gì đó để giúp các ông bà cụ được an nhàn lúc tuổi về già.

NGUYỄN NGỌC THƯƠNG

* Tôi thật đau lòng khi nhìn thấy cảnh các cụ phải lê thân xác còm cõi già nua đi bán vé số kiếm sống, phải đi làm cho những kẻ bất lương mất hết nhân tính trong khi các cụ đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hi, tuổi cao sức yếu.

Mùa đông sắp về, tôi hi vọng các cấp chính quyền sẽ có biện pháp giúp các cụ có cuộc sống no ấm trong những ngày đông giá lạnh, và những ngày còn lại của cuộc đời sẽ là những ngày nhiều niềm vui, hạnh phúc.

Một ước mơ giản dị như vậy khó lắm sao?

NGUYỄN SƠN

* Tôi thật sự phẫn nộ và đau lòng trước những hình ảnh phóng sự mà mình đã xem. Nhìn những cụ già như ông bà cha mẹ mình thật xót ruột. Một xã hội phát triển mà như vậy sao? Nhân cách con người thật không lường được.

Thiết nghĩ Nhà nước cần đưa ra điều luật thật khắt khe, xử phạt đích đáng những kẻ thiếu tính người như vậy, cần thiết thì vẫn phải có án hình sự phạt tù để răn đe, đồng thời Sở Lao động - thương binh & xã hội cần có phương án thích hợp để quản lý, chăm lo những người già và trẻ em cơ nhỡ hay có hoàn cảnh khó khăn. Nếu cần thiết hãy lập ra quỹ bảo trợ phương án này, có thể phát động phong trào từ đóng góp của người dân.

Rất mong mỏi một mai tôi cũng như bao người, trái tim không còn thấy nhói đau một lần nữa...

NGUYỄN AN

* Bên cạnh chăn dắt trẻ em, tình trạng chăn dắt người già là một vấn đề xã hội đáng báo động. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng phải vào cuộc thôi, chứ như việc chăn dắt trẻ em mà báo chí đã nêu đến nay vẫn "im hơi lặng tiếng" đó thôi.

BÌNH CHÂU

* Cả việc chăn dắt trẻ em ăn xin, chăn dắt người già như thế này tại Đà Nẵng đã không còn từ lâu, thành phố giải quyết rất tốt.

HUY CƯỜNG (Liên Chiểu, Đà Nẵng)

-----------------

Bạn có ý kiến ra sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online, gửi thư về tòa soạn qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.

HƠI THỞ VÀ ĐỜI SỐNG

PHẦN I : TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ:

Trong con người vốn qúy nhất là sức khoẻ, nếu mình hiểu và bảo vệ thì sẽ rất tốt, người ta thường nói: “của bền tại người ”, cố ý nhắc, cái gì muốn bền lâu vốn do nơi mình biết gìn giữ nó đúng cách. Sức khoẻ là vốn tự có từ Trời đất đã ban cho, thường khi sức khoẻ đã bị đe dọa thì sự âu lo về nó mới thực bắt đầu. Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế hữu hiệu trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho công tác gìn giữ sức khoẻ, giảm thiểu nhiều tốn kém vô ích và thời gian sống trong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dể hiểu, dể làm và làm có hiệu quả” Đó là phương pháp luyện khí, luyện hơi thở.

Hơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình ([1]) thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, Chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ chuyên vào luyện cho khí bình mà thôi. Chú trọng luyện khí dưỡng sinh, nghĩa là gíúp cho sức khoẻ một phần ít hao tổn trong đời sống thường ngày. Khi khí bình thì tâm lẫn thân được nghỉ ngơi có chủ động.

Người ta sống là nhờ thở, ngừng thở là chết. Để thấy tầm quan trọng của vấn đề luyện khí với đời sống con người, nếu thở tốt thì đời sống sẽ tốt. Dù chúng ta làm việc này việc nọ, có thể làm, cũng có thể chưa làm… đều được. Nhưng với “THỞ” thì luôn luôn phải thực hiện, vì đó là sự tồn tại có tính bản năng của sự sống.

Hơi thở là dấu của “Tâm”. Mọi hoạt động, diễn giải cuộc đời đều từ “Tâm”. Người xưa có câu “Tâm chủ thần minh, Tâm chủ lục phủ ngũ tạng” ([2]). Nếu hơi thở là dấu của “Tâm” thì cực kỳ trọng yếu cho đời sống của mỗi người. Khi luyện khí cũng có nghĩa là dưỡng tâm vậy

Trong các nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân thất tình,

Bi, thương, hỷ, nộ, ái, ố, kinh. ([3])

Thường là nguyên nhân trọng yếu gây tổn thương tạng phủ, thường chậm, lâu dài và chắc chắn, nhất là các bệnh tật mãn tính. Luyện khí có thể chế ngự phần lớn, để thất tình không quá mức gây hại tạng phủ, dẫn đến cơ hội cho bệnh tật sinh ra. Đây là một công phu tu dưỡng lâu dài, kiên nhẫn, bền chí. Tuy vậy nếu biết rõ bản chất vấn đề, có được người hướng dẫn tốt thì không khó lắm và thường chắc chắn thành công. Luyện khí không phải có biết mà thành, thường phải luyện, thêm với thời gian (lòng kiên nhẫn) thì sẽ thành, nên có nhiều người biết, nhưng thành công của việc luyện khí thì ít là vậy.

Làm sao luyện khí thì chế ngự được thất tình?

Vì khí là dấu của “Tâm”, vì thế khi khí bình thì “Tâm” tự nhiên bình. Thường khí bình thì hơi thở điều hoà, tạng phủ thư thái thần thái ung dung.

“khí” rất khó bình, hay thay đổi, không có hình tướng, không mùi vị, không có màu sắc, không đầy, không vơi, không có trước, không có sau…. làm sao có thể nhận biết được khí đã bình?

Chúng ta sẽ nhận biết khí qua hơi thở, vào và ra. Im lặng và để tâm yên tĩnh, chúng ta sẽ thấy khí vào và đi ra. Lâu dần sẽ thấy tốc độ của khí, dung lượng, tính cách, nóng lạnh, độ nông sâu… qua một thời gian sự biết về hơi thở của chúng ta (mỗi người tự biết không ai có thể biết thay được) sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Khi đã thấy thì dễ dàng điều khí được, thay đổi khí theo ý muốn, mỗi ngày tiến bộ một ít. Lâu ngày thành thói quen nên dễ dàng hơn.

Khì hít vào gọi là vay, thở ra gọi là trả. Vay trả đều hoà, tự nhiên thoải mái là khí bình.

Như khi thấy bóng đèn sáng đều là chúng ta biết điện ổn định, khi thấy chớp tắt liên tục là chúng ta biết có sự cố bất thường. Vì hơi thở là dấu của tâm- khi hơi thở đều hoà là tâm bình- tâm bình thì tạng phủ được yên, nếu hơi thở không đều thì tâm sẽ không bình- tâm không bình thì tạng phủ không yên - dẫn đến nhiều bệnh tật

Tâm có ý nghĩa đến nhiều cơ quan tạng phủ trong con người, vì thế khi Tâm bình an thì bệnh tật ít sinh ra, dẫu có sinh ra cũng dễ lành, ít hao tổn nhiều, lỡ lúc gặp bệnh hiểm nghèo cũng dể vượt qua được. Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. Luyện khí chính là chế ngự, gìn giữ cho khí luôn luôn bình. Chính nhờ công phu luyện tập lâu dài, hun đúc thành thói quen phản xạ tự nhiên, dần dần hơi thở không cần kiểm soát vẫn cứ bình, đó là lúc thành quả ban đầu và cũng là nền tảng đã thành công. Ngay khi hơi thở đầu tiên đều đặn thì đã có dấu hiệu thành công rồi, nhưng sự thành công này không bền do chưa có công phu. Nhiều người cứ nói tập khí công là rất khó, không thể thành công được là do cầu quá cao, do muốn có cường lực, thần thông… chúng ta không nhắm đến điều này. Sự thật điều này rất khó và cũng không cần thiết. Chúng ta chỉ tập làm sao hơi thở sâu và được điều hoà trong mọi hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, chính điều này sẽ mang lại tác dụng kỳ diệu thật sự mỗi ngày mỗi chứng đạt hơn. Có thể gọi hơi thở dưỡng sinh.

Rất ít người có được khí Bình (khí điều hòa) luôn luôn, [khí bình là dấu hiệu cả tâm hồn lẫn thể xác tốt ]. Vì thế chúng ta luyện khí chính là tạo lập sự tốt này cho cả sức khoẻ thể xác và tâm hồn. Thường chúng ta hay nhận thấy các hình thái rối loạn của khí như sau:

Khí Đoản, là chính khí hư. Khí đỏan có nghĩa là hơi thở thường ngắn, yếu, dể đứt quãn, hay có những cơn ngừng thở ngắn, người hay mệt nhọc, nếu có bệnh thường khó lành, nếu không có bệnh thì dể mắc bệnh khi gặp hoàn cảnh thay đổi. Nếu trong người thấy hơi thở của mình hay đứt quãn, hay hụt hơi thì càng nhanh chóng tập phương pháp này. Khí đỏan thường hay ở người có bệnh lâu ngày hoặc người có bẩm thụ khí tiên thiên èo uột.

Khí Nghịch, là khí thăng giáng bất thường, dể nóng, hay cáu gắt… những hành động thường thất thường. Thường ở trên người mạnh khỏe, công việc nhiều, buồn vui lẫn lộn…. Khí nghịch dể dẫn đến các bệnh cấp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh hoang tưởng, bệnh hay gây sự… Nếu thường luyện khí thì tâm tính tự nhiên điều hòa hơn, nếu có bệnh cũng dễ điều trị.

Khí Loạn, là khí bất thường, khi thì nhanh, khì ngừng, khi thì rất chậm… nói chung là do ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoảng lọan lo âu kinh sợ vô cớ, stres… Thường ở trên người yếu ốm suy nhược hoặc người có hoàn cảnh khó khăn lâu ngày không giải quyết được. Khí loạn làm cho công năng các phủ tạng không yên, xáo trộn thất thường… lâu ngày dẫn đến tổn thương các công năng hoạt động các cơ quan gây các bệnh chứng, ban đầu nhẹ sau nặng dần do không điều trị đúng nguyên nhân.

Khí Uất, là khí không thăng được. Có số người trong lòng luôn bị đè nén, hoặc bị người khác áp bức, hoặc nỗi oan chưa giải được… làm khí không thông sướng điều hoà uất kết lâu ngày trong cơ thể gây nên không ít những bệnh tật



Khí Thịnh, là khí thông thoát quá sung mãn, gặp nhiều sự vui sướng… có nhiều người trúng số, hoặc được thành quả lớn bất ngờ… thì có thể đột tử ngay lúc đó hoặc bị một cơn bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, hoặc cơn cao huyết áp…. Cũng là thường theo lẽ “vật cùng tắt phản”.

Xin được trình bày sơ như vậy để chúng ta thấy hơi thở là dấu hiệu cực kỳ quan trọng của đời sống cả tâm hồn và thể xác, người ta có thể nhìn cách thở là có thể đoán một phần bệnh tật trong con người, vì đa phần người ta thường thở theo cơ chế tự nhiên không điều khiển. Để không bị trôi theo một cách thụ động các tình trạng xấu của hơi thở, để phát huy động lực cải thiện tình trạng không tốt, tình trạng sức khoẻ , để dưỡng tâm yên tĩnh, và rất nhiều lợi ích vô cùng to lớn dành cho ai nỗ lực bước chân vào…. chúng ta cùng bắt đầu luyện khí công dưỡng sinh công phu.

Các điều kiện cần thiết tối thiểu như sau,

Ø YÊN TĨNH, cả thân và cả tâm([4]). Thường ít cầu (cầu tài, cầu sắc, cầu danh, cầu lợi...cầu lợi cho mình.) thì tâm mới thường lạc do câu Lão tử nói, “tri túc thường lạc”

Ø Chuyên Cần, ngày nào cũng tập một chút, chừng 15 phút là giỏi rồi.

Ø Giới luật, Không được uống rượu trước lúc tập, sau ăn ít nhất hai giờ, đời sống đơn sơ đạm bạc thì tập rất có kết qủa.

Phương pháp,

Tư thế, Ngồi trên ghế, xếp bằng, ngồi kiết già, có thể nằm nếu mệt… làm sao lưng thẳng, thoải mái yên tĩnh, có thể ngồi lâu mà không khó chịu là được. (Trong các tư thế, tư thế ngồi Kiết già là tư thế tốt nhất, nhưng khó nhất. Vì thế trong thời gian đầu không nên ngồi Kiết già để tập, mà nên tập ngồi Kiết già riêng trong ngày cho quen, sau đó sẽ vừa ngồi Kiết già vừa tập thì sự khó khăn mới không còn, sự tập dễ thành hơn).

Cách thở, Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra bằng mũi một cách thoải mái tự nhiên, tuyệt đối không gượng ép, gắng sức, căng thẳng, sau tập thấy mệt mõi là sai. Khí vào ra như làn khói êm đềm thư thái là tốt. Thường ban đầu thở hay bị tán loạn không đều, lâu dần tự nhiên nó sẽ đều, đó gọi là công phu luyện khí (khí công công phu). Khi luyện thở tâm hồn phải thư thái tự nhiên, miệng như mĩn cười (gọi là nụ cười nội thị)([5]). Xin tóm lại với bài thơ sau:

Ý thủ tại KHÍ. (ý thủ có nghĩa là theo, đừng rời).

Sâu, đều, êm, nhẹ. (khí phải sâu, mà đều, êm và nhẹ).

Thần thái ung dung. (tinh thần phải thoải mái).

TỰ NHIÊN thoải mái. (tất cả công việc luyện khí làm một cách tự nhiên không nôn nóng).

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng thật sự đã đem lại một sức mạnh to lớn cả về thân lẫn tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm niềm vui cuộc sống của mọi người được thấm đượm hơn như từng hơi thở qua từng giây phút của cuộc đời.



Phần II: CÁCH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH.

· Nhận định tình hình sức khoẻ chung: khi gặp tình trạng Khí kém, hơi thở ngắn, nhỏ, yếu, mau mệt. Để giải quyết vấn đề này không gì bằng luyện khí.
· KINH NGHIỆM THỰC HÀNH: Phần nầy có thể gọi tắt là LUYỆN THÂN.

Người mới tập thường gặp nhiều khó khăn, vì thế giai đọan đầu nên chỉ ngồi TƯ THẾ (phần tư thế xin xem phần dưới) cho ngay ngắn trang nghiêm là được rồi, nếu có thể ngồi được chừng 20 –30 phút là rất tốt. Người ta thường hỏi khi ngồi như thế thì thở như thế nào? Xin trả lời là NÓ MUỐN THỞ SAO THÌ TÙY THEO Ý NÓ. – Khi ngồi như vậy thì Tâm phải nghĩ đến chuyện gì? Xin trả lời: NÓ MUỐN NGHĨ CHUYỆN GÌ THÌ CỨ NGHĨ. – vì sao vậy? vì giai đọan nầy chỉ chú trọng NGỒI YÊN, còn mọi sự khác sẽ liệu định sau, nếu ngồi yên được coi như việc Luyện Khí đều tiên đã thành, đây là căn bản nhất, người không qua được giai đọan nầy thì coi như không thể tập tiếp theo được.

· PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ: giai đọan nầy gọi là LUYỆN KHÍ. Sau khi Luyện Thân đã tốt một thời gian, thì khi ngồi thì lập tức Luyện Khí liền.

HÍT VÀO:

Đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Có ý đưa khí xuống vùng khí hải (dưới rốn chừng 3cm). Sau đó nghỉ một giây.

THỞ RA:

Cũng đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Nghỉ một giây, rồi lại hít vào.

· Chú ý khi luyện khí:

- Lưỡi để lên vòm miệng.

- Miệng như mĩn cười.

- TÂM buông bỏ mọi sự, chỉ nhận biết khí vào và ra mà thôi.

· NƠI TẬP:

Chổ nào cũng được, miễn là nơi tương đối sạch sẽ, yên tĩnh. Tuy nhiên khi ở trong nơi làm việc, học tập mà cảm thấy có thể tập được thỉ đều có thể dụng ý tập cũng hay.

· THỜI GIAN: lúc nào cũng được, tuy nhiên không nên đang đói quá hoặc no quá mà tập. Mỗi ngày phải có vài lần tập cho quen dần, sau đó cơ thể tự động luôn luôn điều khí một cách rất tự nhiên.

· TƯ THẾ:

Ở mọi tư thế, nhưng tốt nhất là tư thế kiết già hoặc bán già. Nói chung nằm ngồi đi đứng đều được, do dụng TÂM nhiều chứ không chú trọng tư thế. Mọi lúc mọi nơi.

· KẾT QUẢ:

Không nên chưa tập mà hỏi kết quả như thế nào. Vì như thế là do TÂM muốn cầu thành mà loạn không yên, dễ gây chán nãn. Rất nhiều người cứ hỏi tập có lợi ích gì, trong lúc chưa tập bao giờ, vì không thể trả lời một điều có được bằng tập luyện mà được diễn tả bằng ngôn từ được.

Lợi ích của tập luyện là vô cùng to lớn.

Khi tập, người tập sẽ tự khắc nhận ra kết quả, không nên hỏi làm gì vô ích. Quan trọng nhất là siêng năng tập luyện, không nên bỏ ngày giờ nào hoặc có cơ hội tốt mà không tranh thủ tập luyện.

CHÚC NGƯỜI TẬP THÀNH CÔNG.

Thường nhân DƯƠNG PHÚ CƯỜNG


--------------------------------------------------------------------------------

(1) Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng , tính cách thở của sự hô hấp.

(2) Tâm ở đây không phải trái tim,Tâm đây là tạng Tâm, có ý nói một số chức năng rộng lớn rất nhiều mà chúng tôi không tiện trình bày trong bài viết này. Có thể nói sơ đó là một thực tại vừa hình thể vừa khí hoá , vừa vô hình, hay cũng chính là tâm hồn của mỗi con người. Tâm chủ thần minh: về tinh thần, sự sáng suốt, sự điều hoà , sự bình an hay rối loạn…đều do Tâm. Tâm chủ cả lục phủ ngũ Tạng, là tất cả các cơ quan trong con người. Các cơ quan này hoạt động không ngoài Tâm được . Do vậy khi can thiệp làm cho Tâm được bình , là can thiệp toàn bộ cơ thể con người .

(3) Buồn, đau xót,vui, giận, yêu, ghét, kinh hãi. Con người có thể sau một đêm đau buồn đã già đi hàng chục tuổi. Hoặc khi một cơn giận thoáng qua , có thể chết tại chổ , hoặc có người mừng quá trong các cuộc thắng độ đá banh cũng chết dễ dàng…nếu những xúc động nhẹ , âm ĩ thì thường gây những trạng thái tâm lý bất thường , lâu ngày dẫn đến bệnh lý.

(4)thân yên tĩnh thì ai cũng biết dễ dàng, ngồi yên là thân được yên. Nhưng để tâm được yên tĩnh thì vô cùng khó khăn. Người ta đã dùng vô số phương pháp để tu tập cho tâm được yên, trong đó có giữ giới luật như : ăn chay để lương thực thanh bạch làm tâm hồn được yên, không uống rượu hoặc các chất kích thích để thần được yên. Trừ bớt nhiều sự dín mắc ở trong tâm bằng cách đóng ngũ quan: (tai, mắt, mũi, miệng, xúc), để không nhiễm phải lục trần (cảnh).Nhưng có rất nhiều người đã giữ giới, ăn chay , không uống rượu … mà tâm vẫn không thanh tịnh, có thể họ chưa chu toàn hoặc phải cần một vị thầy trực tiếp dìu dắt nếu có thành tâm mới được . Bí mật của trình thuật về tâm thanh tịnh , yên tĩnh không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời, đây chỉ gượng dùng thuật ngữ rất sơ sài để nói vể một thực tại siêu việt ,vô cùng thâm diệu, nên thế nào cũng nhiều sơ sót. Nhưng tâm thanh tịnh là nền tảng của nhiểu vấn đề chứ không phải chỉ riêng về luyện khí để bảo vệ sức khoẻ.

(5)trong bài thơ TÌNH THƯƠNG :“tập tánh tình thương – tình thương thành thật – tình thương tự tánh – tại thế thành thiên”,chúng tôi xin mạn phép nhắc lại. Nụ cười nội thị có nghĩa là nụ cười từ bên trong, chúng ta không thể có được nụ cười đó khi bên trong chứa đựng quá nhiều sự tham lam, hận thù , vị kỷ …nụ cười sẽ hiện rõ nét khi bên trong có tính tánh thương thành thực.

Nhà Dưỡng Lão Việt Nam Edmonton